NGẮM “ĐỖ QUYÊN KHOE SẮC” TRÊN ĐỈNH PU TA LENG       Lai Châu cần thay đổi để phát triển tương xứng tiềm năng du lịch      Lai Châu đã sẵn sàng cho Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất, tại tỉnh Lai Châu và Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2023      

Du lịch Lai Châu: Những điểm đến nổi bật

Cập nhật: 14/01/2021
Cách thủ đô Hà Nội gần 400 km, tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên, dân số toàn tỉnh năm 2019 là 460.196 người.

Quảng trường nhân dân thành phố Lai Châu.

Ẩn mình trong bạt ngàn núi rừng Tây Bắc, bên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng những món quà vô giá. Với khí hậu trong lành, mát mẻ, tỉnh Lai Châu có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích danh thắng có giá trị như: Khu Du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên, Cầu kính Rồng Mây, động Pusamcap, thác Tác Tình, đỉnh Putaleng, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, đỉnh Tả Liên Sơn…và 27 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh… Lai Châu còn là nơi sinh sống của 20 dân tộc với những nét bản sắc văn hóa độc đáo và thú vị như: bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo, bản Sì Thâu Chải, bản Hon, bản Lao Chải, bản Thẳm…

Khu bảo vật quốc gia bia Vua Lê Thái Tổ, huyện Nậm Nhùn.

Cầu kính Rồng Mây, huyện Tam Đường.

Khu du lịch đỉnh đèo Hoàng Liên, huyện Tam Đường.

Rừng hoa Đỗ Quyên trên đỉnh Pu Ta Leng, huyện Tam Đường.

Thác Tác tình, huyện Tam Đường.

Thủy điện Lai Châu, huyện Nậm Nhùn.

Động Pu Sam Cap, thành phố Lai Châu.

Điểm Du lịch Cộng đồng Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ. Ảnh Xuân Lộc.

Điểm bay dù lượn Sì Thâu Chải, huyện Tam Đường.

Điểm DLCĐ Vàng Pheo, huyện Phong Thổ.

Cọn nước Nà Khương, huyện Tam Đường.

Bên cạnh đó là những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trang phục, làn liệu dân ca, những món ăn truyền thống hấp dẫn, những đặc sản khác biệt và ấn tượng khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác…

Tổng hợp: Minh Phúc - Nhã Uyên

 

 

 

Đánh giá bài viết
Đánh giá: 0/5 từ 93 người bình chọn.
Quét mã QR
Xem thêm